Tôn giáo và biến đổi nhân khẩu học (Qua khảo cứu vấn đề di cư của người Mông ở Việt Nam)

Tôn giáo và biến đổi nhân khẩu học
(Qua khảo cứu vấn đề di cư của người Mông ở Việt Nam)
Nguyễn Quang Hưng (Tr 302-313)                                                                                       
Tóm tắt: Những nghiên cứu về di cư của người Mông ở Việt Nam cho đến nay thường nhấn mạnh trước hết xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế. Nhận định này có cơ sở nhất định: Người Mông thiên về làm nông nghiệp, năng suất và hiệu quả kinh tế không cao, dân số Mông thuộc một trong những tộc người có tỷ lệ tăng dân số cao nhất nước, trong khi đó đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp, cách thức canh tác làm cho đất bạc màu, v.v... Chính đói nghèo buộc người Mông phải di cư. Người Mông cũng là một trong những tác nhân chính trong các vụ chặt phá rừng.
Dù vậy, những nguyên nhân kinh tế có thể chỉ là một trong những lý do cơ bản. Ngoài ra, còn có những căn nguyên sâu xa khác nữa của vấn đề. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân văn hóa và tôn giáo trong di cư của tộc người này, bài viết nhấn mạnh không được xem nhẹ mối liên quan giữa các yếu tố tôn giáo với tình trạng di cư phổ biến của người Mông. Thêm vào đó, sự truyền bá đạo Tin Lành vào vùng đồng bào Mông từ hơn hai thập niên qua tạo ra những biến đổi lớn về nhân khẩu học, để lại nhiều hệ lụy đa chiều văn hóa-xã hội và an ninh chính trị.
Từ khóa: Người Mông; di cư; văn hóa tôn giáo.

Ngày nhận 19/7/2016; ngày chỉnh sửa 21/6/2017; ngày chấp nhận đăng 26/6/2017
Tài liệu trích dẫn
Ban Tôn giáo Chính phủ. 2008. Dự án khảo sát thực trạng một bộ phận đồng bào Hmông di cư tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên: Nguyên nhân, kiến nghị giải pháp. Hà Nội.
Doãn Thanh sưu tầm, dịch. Hoàng Thao tuyển, chỉnh lý. Chế Lan Viên giới thiệu. 1984. Dân ca Hmông, Tiếng hát tình yêu. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.
Đậu Tuấn Nam. 2013. Di cư của người Mông từ Đổi mới đến nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Khổng Diễn. 1995. Dân số và dân số tộc người. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Mã A Lềnh, Từ Ngọc Vụ. 2014. Tiếp cận văn hóa Hmông. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.
Nguyễn Quang Hưng. 2015. "Những lý do khiến cộng đồng Mông cải đạo sang Tin Lành". Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo 6: 19-37.
Nguyễn Văn Minh. 2013. Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Tỉnh ủy Thanh Hóa. 2004. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về một số công tác ở vùng dân tộc Hmông thời kỳ 1994-2004. Thanh Hóa.
Trần Hữu Sơn. 1996. Văn hóa Mông. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.
Viện Dân tộc học. 1998. Dân số-kế hoạch hóa gia đình người Hmông ở Hòa Bình. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Vương Duy Quang. 2005. Văn hóa tâm linh của người Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin & Viện Văn hóa.

Comments

Popular posts from this blog

Triết lý giáo dục khai phóng của Wilhelm Humboldt và giá trị gợi mở cho việc đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay