NGHIÊN CỨU: Cơ chế kết hợp tư tưởng Tam giáo của Trịnh Tuệ trong "Tam giáo nhất nguyên thuyết"



Cơ chế kết hợp tư tưởng Tam giáo của Trịnh Tuệ trong "Tam giáo nhất nguyên thuyết"
Nguyễn Kim Sơn (Tr 621-635)

Tóm tắt: Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo hợp nhất, Tam giáo hòa đồng và cùng ảnh hưởng là khung cảnh chung của lịch sử tư tưởng Việt Nam, đó là điều đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập và tán thành. Tuy nhiên Tam giáo đã hội nhập và hòa dòng cùng nhau như thế nào? Chúng kết hợp với nhau theo cơ chế nào? Việc kết hợp đó có gì khác nhau ở các giai đoạn lịch sử và ở từng chủ thể tư tưởng, ở những người đứng ra làm công việc hội nhập Tam giáo? Thế kỷ XVIII có xuất hiện tác phẩm Tam giáo nhất nguyên thuyết, của Trịnh Tuệ. Đây là tác phẩm thể hiện khá tiêu biểu phương thức kết hợp Tam giáo thời kỳ này. Tác giả bài viết thông qua việc phân tích cơ chế kết hợp tư tưởng Tam giáo của Trịnh Tuệ trên các phương diện động cơ, mục tiêu, chỗ dựa kinh điển, Tâm tính học… để chỉ ra đặc điểm của việc hội nhập tam giáo thế kỷ XVIII nói riêng và của lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Tam giáo nhất nguyên thuyết được lựa chọn làm một nghiên cứu trường hợp.    

Từ khóa: Tam giáo; Tam giáo hợp nhất; Tam giáo đồng nguyên; Tâm tính học; thuyên thích văn bản. 

Ngày nhận 01/11/2016; ngày chỉnh sửa 03/12/2016; ngày chấp nhận đăng 12/12/2016


Tài liệu trích dẫn
Lý Trạch Hậu. 2006. Lý tính thực dụng dữ lạc cảm văn hóa. Bắc Kinh: Tam liên thư điếm.
Nhiệm Kế Dũ. 1996. Trung Quốc triết học sử. Bắc Kinh: Nhân dân xuất bản xã. Bắc Kinh.
Trịnh Tuệ. 1744. Tam giáo nhất nguyên thuyết. Bản chữ Hán chép tay hiện lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm với ký hiệu A1183.

Comments

Popular posts from this blog

Triết lý giáo dục khai phóng của Wilhelm Humboldt và giá trị gợi mở cho việc đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay