ABSTRACTS IN VIETNAMESE
Các chiến lược can thiệp và sức khỏe
tâm thần ở Việt Nam
Edward Cohen
Tóm tắt: Bài viết này đi vào đánh giá thực
trạng các dịch vụ sức khỏe tâm thần ở Việt Nam và qua đó đề ra những đề xuất
cải thiện việc chăm sóc những người có vấn đề sức khỏe tâm thần. Các vấn đề về
sức khỏe tâm thần ở Việt Nam cũng được biểu lộ rõ như nhiều quốc gia khác trên
thế giới.
Quốc gia này gần đây đã thực hiện kế hoạch điều chỉnh lại hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần qua mô hình nâng cao các dịch vụ dựa vào cộng đồng cho những người có các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Mặc dù vậy, vấn đề sức khỏe tâm thần chưa phải là nội dung được bàn luận nhiều trong đời sống xã hội của Việt Nam. Hiện còn ít quan điểm chấp nhận những biểu hiện này trong cuộc sống (như về căng thẳng, lo âu, nghiện rượu) và các hoạt động chăm sóc người có sức khỏe tâm thần lại quá dựa vào gia đình mà ít có các nguồn lực của cộng đồng, hoặc vào các cơ sở tại địa bàn hơn là có sự chuẩn bị hỗ trợ phục hồi trong thời gian dài. Nhìn chung, hoạt động can thiệp nhiều dựa trên cộng đồng và các chương trình cải thiện sức khỏe cần hướng đến nâng cao nhận thức của xã hội về những rối loạn tâm thần, hướng đến các đối tượng dễ bị tổn thương có nguy cơ cao khi có những vấn đề rối nhiễu tâm thần, và cần giúp các cộng đồng chuẩn bị để có sự hỗ trợ tốt hơn cho những người có bệnh tâm thần nghiêm trọng.
Quốc gia này gần đây đã thực hiện kế hoạch điều chỉnh lại hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần qua mô hình nâng cao các dịch vụ dựa vào cộng đồng cho những người có các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Mặc dù vậy, vấn đề sức khỏe tâm thần chưa phải là nội dung được bàn luận nhiều trong đời sống xã hội của Việt Nam. Hiện còn ít quan điểm chấp nhận những biểu hiện này trong cuộc sống (như về căng thẳng, lo âu, nghiện rượu) và các hoạt động chăm sóc người có sức khỏe tâm thần lại quá dựa vào gia đình mà ít có các nguồn lực của cộng đồng, hoặc vào các cơ sở tại địa bàn hơn là có sự chuẩn bị hỗ trợ phục hồi trong thời gian dài. Nhìn chung, hoạt động can thiệp nhiều dựa trên cộng đồng và các chương trình cải thiện sức khỏe cần hướng đến nâng cao nhận thức của xã hội về những rối loạn tâm thần, hướng đến các đối tượng dễ bị tổn thương có nguy cơ cao khi có những vấn đề rối nhiễu tâm thần, và cần giúp các cộng đồng chuẩn bị để có sự hỗ trợ tốt hơn cho những người có bệnh tâm thần nghiêm trọng.
Từ khóa: Sức khỏe tâm
thần; can thiệp; Việt Nam; công tác xã hội; dựa vào cộng đồng.
Các biến điều kiện ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu
đa hệ thống cho vị thành niên có rối loạn hành vi nghiêm trọng
Trần
Thành Nam, Bahr Weiss
Tóm tắt: Rối
loạn hành vi ở vị thành niên gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về cả phương
diện xã hội và cá nhân. Một trong những chương trình hiệu quả nhất để can thiệp
rối loạn hành vi ở vị thành niên là trị liệu đa hệ thống (MST). Mặc dầu các
nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của liệu pháp, chúng ta chưa biết nhiều
về những điều kiện để MST đạt hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu này kiểm chứng các
biến điều kiện tiềm năng ảnh hưởng đến kết quả điều trị MST trên 164 khách thể
được lựa chọn ngẫu nhiên để nhận can thiệp bằng MST hoặc nhận can thiệp theo
cách thông thường. Qua đó, một số biến điều kiện có ảnh hưởng đã được xác định.
Nhìn chung, vị thành niên từ những gia đình có hoạt động chức năng hiệu quả sẽ
hưởng lợi nhiều hơn từ can thiệp MST so với vị thành niên đến từ những gia đình
hoạt động chức năng kém hiệu quả. Có 8 trên 10 biến điều kiện được có ý nghĩa
được xác định qua phân tích có liên quan tới hoạt động chức năng của gia đình
hoặc của cha mẹ đã đã chứng minh nhận định này. Một số giả định về hiệu ứng này
đã được đưa ra bao gồm việc (I) các gia đình có hoạt động chức năng tốt hơn dễ
dàng truy cập vào các nguồn tài nguyên hỗ trợ hữu ích, (II) trong những gia
đình có sự cố kết chặt chẽ và ấm áp hơn, vị thành niên ít có khả năng phản ứng
tiêu cực ngay với những giới hạn hành vi do cha mẹ đặt ra, và (III) những gia
đình này thường đã có sẵn những hệ thống quy tắc trong gia đình, chỉ là bản
thân nội dung các quy tắc chưa phù hợp.
Từ khóa: Trị liệu đa hệ
thống; MST; rối loạn hành vi vị thành niên; biến điều kiện hiệu quả trị liệu.
Giới
thiệu kỹ thuật khảo sát KSAP trong nghiên cứu du lịch dựa vào cộng đồng: Nghiên
cứu trường hợp Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Trần
Đức Thanh
Tóm tắt: Bài báo giới
thiệu một phương pháp điều tra mới để xác định năng lực của cộng đồng địa
phương trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, được gọi là kỹ thuật KSAP
(Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ và Thực hành). Xuất xứ của KSAP là kỹ
thuật KAP (Kiến thức, Thái độ và Thực hành), một kỹ thuật khảo sát được sử dụng
nhiều trong các công trình nghiên cứu về cộng đồng như trong nghiên cứu kế
hoạch hóa gia đình, trong nghiên cứu y tế công cộng. Kỹ thuật này tập trung đi
sâu khảo sát ba khía cạnh chính của nhận thức của cộng đồng. Mặc dù kỹ thuật
này đã quá quen thuộc trong nghiên cứu Y học nhưng trong nghiên cứu du lịch nói
chung, du lịch dựa vào cộng đồng nói riêng, KAP còn khá xa lạ. Học tập các học
giả ngành Y, chúng tôi muốn đưa kỹ thuật này vào nghiên cứu khảo sát du lịch,
đặc biệt là vào du lịch dựa vào cộng đồng. Khi áp dụng vào du lịch, cần bổ sung
thêm một thành phần nữa là kỹ năng. KSAP là một phương pháp định lượng (câu hỏi
được xác định trước định dạng trong bảng câu hỏi chuẩn) cho phép tiếp cận cả
thông tin định lượng và định tính. Từ các dữ liệu thu thập được, KSAP cho phép
xác định khoảng cách giữa các thành phần, nghĩa là giữa hiểu biết, kỹ năng,
thái độ và hành động thực tế. KSAP hỗ trợ tìm giải pháp nâng cao hiểu biết về
du lịch, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ du lịch, giúp phát triển hành nghề kinh
doanh du lịch trong nhân dân địa phương. Các giải pháp được đề xuất phản ánh
hoàn cảnh cụ thể của địa bàn như các yếu tố văn hóa, đề ra được kế hoạch phù
hợp. Kết quả ứng dụng KSAP tại Na Hang minh họa tầm quan trọng của kỹ thuật
khảo sát KSAP.
Từ khóa: Du lịch dựa vào
cộng đồng; kỹ thuật khảo sát; y tế công cộng; KAP; KSAP; Na Hang.
Nghiên
cứu phiên bản sớm nhất về truyện Quan Âm Diệu Thiện ở Việt Nam: Bản cải tác
tiểu thuyết Trung Quốc bằng chữ Nôm
Rostislav Berezkin, Nguyễn Tô Lan
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu nguồn gốc và đặc
điểm của phiên bản Việt Nam sớm nhất hiện tồn của truyện kể về Công chúa Diệu
Thiện-Nam Hải Quan âm
Bản hạnh Quốc ngữ. Văn bản này thuộc thể loại hạnh-kể sự tích của Quan âm Bồ Tát được Hoà
thượng Thích Chân Nguyên biên soạn vào cuối thế kỉ XVII. Trên cơ sở nghiên cứu so sánh những điểm dị biệt giữa phiên bản Việt Nam
và Trung Quốc của câu chuyện này, bài viết chỉ ra rằng Nam Hải Quan âm Bản hạnh Quốc ngữ được biên soạn dựa trên tiểu
thuyết Trung Quốc Nam Hải Quan âm Toàn
truyện (cuối thế kỉ XVI), qua đó cải chính những quan điểm
trước đó của học giới về lịch sử truyền bá câu chuyện Quan Âm Diệu Thiện ở Việt
Nam. Phiên bản Việt Nam sớm nhất này
trình hiện đặc thù của trao đổi văn hoá Hán-Việt từ góc độ Phật giáo qua sự đan
xen lẫn nhau giữa thành tố văn học viết (Hán văn) và văn học thông tục (Việt
văn) trong câu chuyện.
Từ khóa: Quan Âm; Phật giáo Việt Nam; văn bản Phật giáo quốc ngữ; giao lưu văn hoá; phiên dịch.
Hướng
đến một nền tảng khoa học cho quá trình chuẩn bị của giáo viên
Robert
A. Gable
Tóm tắt: Tính
cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Hiện có những áp lực ngày càng gia tăng đối
với đội ngũ giảng viên qua việc quá dựa vào các hoạt động giảng dạy dựa trên
bằng chứng. Các nghiên cứu gần đây có cho thấy rất ít giảng viên tham gia vào
các hoạt động giảng dạy như vậy hoặc triển khai thực hiện trong khoảng thời
gian dài. Việc thay thế các chiến lược như vậy bằng một mô hình khác thực
nghiệm hơn cũng sẽ hiện ra nhiều thách thức.
Vấn đề nghiên cứu: Một thách thức
rất lớn còn tồn tại theo mô hình cải tiến các chương trình chuẩn bị cho giảng
viên đó chính là cần biết về khoa học sư phạm là gì. Hơn nữa, một khi sinh viên
sư phạm tốt nghiệp, các cách thức được nhận diện trong thúc đẩy các hoạt động
giảng dạy dựa trên bằng chứng chính là về sự gắn kết, trung thành.
Kết quả: Trước hết, dựa trên việc
tổng quan vấn đề, có thể thấy các chuyên gia đào tạo giáo viên đã đánh giá một
cách tích cực về chương trình đào tạo đại học và thực tiễn giảng dạy để đảm bảo
rằng có được sự hỗ trợ mang tính thực nghiệm. Thứ hai, cần gắn định hướng đổi
mới trường đại học với những trải nghiệm tại cộng đồng một cách chặt chẽ. Thứ
ba, một điều rất quan trọng là cung cấp cho những giáo viên mới vào nghề có
được sự hướng dẫn cụ thể, hệ thống về nơi làm việc để làm giảm sự khác biệt
giữa trường đại học và hệ thống trường học. Cuối cùng, việc hướng dẫn nghề
nghiệp được xem như một công cụ quan trọng để giúp cho giảng viên có sự gắn kết
và sử dụng lâu dài mô hình này.
Từ khóa: Chuẩn bị cho
giảng viên; giảng dạy dựa trên bằng cứ; sự trung thành, hướng dẫn giảng viên;
tập huấn; phát triển nghề nghiệp.
Những
thách thức về mặt quản lý đối với hiện tượng định cư tự phát tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam: Trường hợp xã Thới Tam Thôn
Hoàng
Công Chí, Phạm Minh Thiên Phước, Nguyễn Thanh Hùng
Tóm tắt: Nhà ở phi chính thức là hiện
tượng nhức nhối đang diễn ra tại hầu hết các siêu đô thị của những quốc gia
đang phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với tốc độ đô thị hóa rất nhanh
đang phải đối mặt với vấn nạn nhà ở không chính thống phát triển tràn lan. Tuy
nhiên, TP.HCM có điểm khác biệt so với những thành phố khác tại các nước đang
phát triển đó là: (I) Môi trường sống thuộc khu vực phi chính thức tốt hơn và
(II) hầu hết các hộ gia đình có khả năng hợp thức hóa nhà ở. Điều này xuất phát
từ sự nới lỏng chính sách trong việc hợp thức hóa một phần những nhà ở không
đầy đủ giấy tờ hợp lệ. Nhà nước thường xuyên nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng
những khu vực đã hình thành khu dân cư; giá đất và xây dựng của khu vực phi
chính thức rất phải chăng so với kênh chính thức đã giúp đại đa số người dân có
nhà. Thới Tam Thôn, một xã tập trung rất đông nhà ở xây dựng trái phép tại
Huyện Hóc Môn, TP.HCM, được chọn làm thí điểm nghiên để chứng minh cho điểm
khác biệt trên cũng như phân tích khó khăn về mặt chính sách của thành phố đối
với nhà ở phi chính thức. Kết quả điều tra và số liệu thu thập cho thấy chi phí
nhà ở khu vực phi chính thức phù hợp hơn với khả năng chi trả của người dân,
điều kiện sinh sống của người dân trong khu vực phi chính thức vẫn chấp nhận
được. Kết quả cũng phản ánh sự nhận thức được rủi ro của phần lớn người dân khi
giao dịch nhà ở xây dựng trái phép, nhưng do giá cả phù hợp với mức thu nhập
cùng với sự hy vọng khả năng được hợp thức hóa đã khiến cho rất nhiều người lựa
chọn khu vực này. Từ kết quả nghiên cứu thí điểm này, một vài nhận định được đề
xuất nhằm quản lý nhà ở phi chính thức tốt hơn và đảm bảo sự phát triển bền
vững của TP.HCM.
Từ khóa: Thành phố Hồ Chí
Minh; nhà ở phi chính thức; định cư tự phát; nhà ở xã hội; phát triển đô thị.
Nhận
diện các nhân tố tác động đến quyết định nghỉ hưu sớm của người lao động: Ý
nghĩa cho Việt Nam nhằm giảm
sự thiếu hụt lao động tiềm năng do già hóa dân số
Nguyễn
Thị Thu Hà
Tóm tắt: Khi tỷ
lệ dân số cao tuổi (những người từ 60 tuổi trở lên) tiếp tục gia tăng nhanh
chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, các vấn đề liên quan đến hành vi
lao động của những lao động lớn tuổi đã và đang trở thành chủ đề thu hút sự
quan tâm lớn của công chúng. Lực lượng lao động già hóa sẽ dẫn đến tình trạng
thiếu hụt lao động và trở thành một gánh nặng lớn cho hệ thống hưu trí công
trong tương lai gần. Do đó, các chính phủ đang khuyến khích người lao động lớn
tuổi tiếp tục làm việc trễ hơn trong cuộc sống và trì hoãn việc nghỉ hưu của
mình để giảm bớt sự lệ thuộc vào sự hỗ trợ từ thu nhập của những lao động trẻ.
Trong mối quan tâm làm thế nào để có thể trì hoãn việc nghỉ hưu của những lao
động lớn tuổi, điều thú vị và quan trọng nhất chính là cần phải xác định được
những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ hưu của người lao động. Chính vì
vậy, mục tiêu của bài viết nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ
hưu sớm của người lao động thông qua việc tổng hợp lại những nghiên cứu quan
trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu, điều này sẽ cung cấp cho các nhà quản
trị và các nhà nghiên cứu có một cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn về ý định nghỉ
hưu sớm của những người lao động lớn tuổi. Tiếp theo đó, nghiên cứu sẽ đưa ra
các khuyến nghị cho phép kéo dài cuộc đời làm việc của những người lao động lớn
tuổi cũng như giúp giảm sự thiếu hụt lao động tiềm năng của Việt Nam trong
tương lai gần khi xã hội đang già hóa.
Từ khóa: Tác động; nhân tố; lao động lớn
tuổi; quyết định nghỉ hưu sớm; lực lượng lao động đang già đi.
Cách
hiểu về lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội: Tổng luận với minh họa bằng
một số trường hợp từ nghiên cứu truyền thông
Phan
Quang Anh
Tóm tắt: Bài viết hướng
tới việc đưa ra một cái nhìn toàn cảnh từ góc độ bản thể, nhận thức và giá trị
về vai trò và vị trí của lý thuyết trong quá trình thực hiện các nghiên cứu
trong khoa học xã hội. Để minh họa rõ nét hơn, một vài ví dụ trích xuất từ
ngành Nghiên cứu truyền thông được sử dụng để giúp hiểu rõ tính chất của lý
thuyết cũng như cách áp dụng chúng một cách hợp lý, đặc biệt trong môi cảnh học
thuật Việt Nam còn chưa có sự quan tâm đúng mức đối với các lý thuyết cao
cấp.
Từ khóa: Lý thuyết; khoa
học xã hội; truyền thông.
Comments
Post a Comment