Posts

Showing posts from August, 2016

LỜI GIỚI THIỆU

Image
LỜI GIỚI THIỆU Trên tay quý độc giả là tập 2 số 4, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, với 06 bài nghiên cứu, 02 bài trao đổi thảo luận với sự tham gia của 9 tác giả. Các bài viết được lựa chọn trong ấn phẩm này tập trung vào các vấn đề nghiên cứu được tiếp cận từ góc độ lịch sử, tâm lý học, tôn giáo và nhân học. Từ cách tiếp cận lịch sử, Nguyễn Văn Khánh tập trung tìm hiểu cách thức đo đạc và quản lý đất đai ở Việt Nam thời Pháp thuộc, qua đó góp phần nhận diện rõ hơn sự phát triển của ngành Địa chính, cũng như những thay đổi căn bản trong chính sách quản lý đất đai thời Pháp thuộc so với các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó. Ở bài viết thứ hai, t ác giả Lý Tường Vân, có bàn luận và làm rõ hơn các chính sách thực dân của Anh ở Malaya và những tác động đến sự chuyển dịch kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến ngoại kiều trong sự phát triển kinh tế Malaya. Cùng hướng tiếp cận lịch sử, Phạm Lê Huy đi sâu phân tích và so sánh về ý tưởng thiết kế cung đô Nhật Bản thế kỷ thứ VII và...

NGHIÊN CỨU: Đo đạc và quản lý đất đai ở Việt Nam thời Pháp thuộc

Image
Đo đạc và quản lý đất đai ở Việt Nam  thời Pháp thuộc  (Tr 356-369) Nguyễn Văn Khánh Tóm tắt: Bài viết trình bày quá trình hình thành và phát triển của ngành Địa chính gắn liền với sự ra đời của Nha Địa chính Đông Dương và ngành Địa chính, cùng các hoạt động đo đạc, quy chủ, lập sổ và quản lý điền thổ của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Cho đến những năm 1930, công việc này về cơ bản đã được hoàn thành tại vùng châu thổ Bắc Kỳ và các vùng đồng bằng thuộc Nam Kỳ và Trung Kỳ của đất nước. Tuy tốc độ tiến hành còn chậm và chưa triệt để (công việc đo đạc, quy chủ và quản thủ ruộng đất ở các vùng trung du, miền núi hầu như chưa được thực hiện cho đến cuối thời thuộc địa), nhưng các hoạt động này đã tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác khám đạc, quản lý đất đai, đảm bảo nguồn thuế đất cho nhà nước; đồng thời thúc đẩy quá trình tư hữu hóa và tập trung ruộng đất, tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp Việt Nam dưới thời ...

Tác động của chính sách thực dân của Anh ở Malaya: Góc nhìn phát triển kinh tế và vai trò của ngoại kiều

Image
Tác động của chính sách thực dân của Anh ở Malaya:  Góc nhìn phát triển kinh tế và vai trò của ngoại kiều  (Tr 370-383)  Lý Tường Vân Tóm tắt : Bài viết phân tích bước chuyển của nền kinh tế Malaya từ truyền thống sang hiện đại dưới tác động của chính sách thực dân của Anh trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX-nửa đầu thế kỉ XX. Đặt dưới góc nhìn về vai trò chủ thể của ngoại kiều trong nền kinh tế Malaya, bài viết tập trung vào hai lĩnh vực được coi là “xương sống” hay “trụ cột” của nền kinh tế thuộc địa: Công nghiệp thiếc và cao su-mà chính là ở đó-các cộng đồng nhập cư (người Hoa, người châu Âu nói chung và người Anh nói riêng) đã giữ vai trò chi phối hầu như tuyệt đối. Trong khi đó, chính quyền Anh lại chủ trương không can thiệp vào nền tảng kinh tế truyền thống của người Malay bản địa nhằm một mặt hạn chế tối đa sự biến đổi kinh tế-xã hội nơi làng xã, mặt khác duy trì người Malay trở thành “giai cấp nông dân cố định”. Bài viết do đó sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học ...

Ý tưởng thiết kế Cung đô Nhật Bản thế kỷ VII và Kinh đô Thăng Long thời Lý-nhìn từ tư tưởng “chiêu gián” và thiết kế kinh đô của các vương triều Trung Quốc

Image
Ý tưởng thiết kế Cung đô Nhật Bản thế kỷ VII và Kinh đô Thăng Long thời Lý-nhìn từ tư tưởng “chiêu gián” và thiết kế kinh đô của các vương triều Trung Quốc (Tr 384-427) Phạm Lê Huy Tóm tắt: Tại các khu vực chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa như Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và Việt Nam, các vương triều bản địa khi du nhập một mô hình kinh đô từ Trung Quốc, cũng đồng thời du nhập các lý tưởng thống trị thể hiện trong qui hoạch và kiến trúc đó. Về mặt phương pháp luận, khi nghiên cứu kinh đô của Nhật Bản và Việt Nam, nếu tìm ra được lý tưởng thống trị đóng vai trò là nền tảng thiết kế của một kiến trúc đơn lẻ, xem xét cách thức thể hiện chúng trên thực tế, so sánh với các kinh đô của Trung Quốc, chúng ta có thể làm rõ mô hình kinh đô nào của Trung Quốc đã được lựa chọn để tham khảo cũng như ý tưởng thiết kế của toàn thể kinh đô bản địa đó. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra một điểm tương đồng trong thiết kế Cung đô Nhật Bản thế kỷ VII và Kinh đô Thăng Long thời Lý. Đó là v...

Biến đổi hoạt động sinh kế của người Mnông từ 1980 đến nay (Qua nghiên cứu người Mnông ở buôn Bu Đắk, xã Thuận An, huyện Đắk Mil và buôn Bu Prâng, xã Đắk N’drung, huyện Đắk Song của tỉnh Đắk Nông)

Image
Biến đổi hoạt động sinh kế của người Mnông từ 1980 đến nay (Qua nghiên cứu người Mnông ở buôn Bu Đắk, xã Thuận An, huyện Đắk Mil và buôn Bu Prâng, xã Đắk N’drung, huyện Đắk Song của tỉnh Đắk Nông) (Tr 428-440) Nguyễn Thị Tám Tóm tắt: Kể từ sau khi bản Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam được công bố vào năm 1979, và tiếp đó là bước vào thời kỳ Đổi mới đất nước, các tộc người ở nước ta đã có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và hội nhập. Cùng với xu thế đó, dân tộc Mnông ở Tây Nguyên đã và đang có những chuyển đổi mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống. Bài viết trình bày những nét biến đổi cơ bản trong hoạt động sinh kế của người Mnông từ năm 1980 đến nay. Từ những thay đổi trong kinh tế nông nghiệp đến thủ công nghiệp, trao đổi buôn bán hay khai thác tài nguyên và cả sự biến đổi trong phân công lao động, tổ chức sản xuất lẫn sở hữu đất đai... Tất cả đã góp phần tạo nên một nền kinh tế đa dạng của tộc người Mnông sau một chặng đường hơn 30 năm.  Từ khóa: Sinh...