Tư tưởng thân dân trong đường lối trị quốc của các nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý-Trần và Lê sơ (thế kỷ XI-XV)



Tư tưởng thân dân trong đường lối trị quốc của các nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý-Trần và Lê sơ (thế kỷ XI-XV)
(Tr 255-266)
Phạm Đức Anh

Tóm tắt: Thiết chế chính trị Việt Nam thời kỳ quân chủ không tồn tại chế độ dân chủ. Tuy nhiên, có một thực tế, các triều đại phong kiến ở nước ta đều coi trọng dân chúng, xây dựng bệ đỡ xã hội dựa trên sự đồng thuận và hậu thuẫn của người dân. Xét bản chất, đó chính là vì sự tồn vong của vương triều và chế độ. Tư tưởng “dĩ dân vi bản”, theo thời gian có thể thay đổi về nội dung hay hình thức biểu hiện, nhưng vẫn giữ nguyên giá trị. Ngày nay, “lấy dân làm gốc”, “phát huy quyền làm chủ của nhân dân” là một chủ trương đúng đắn, trở thành mục tiêu và động lực đổi mới của Nhà nước ta-Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình thực hiện cũng bộc lộ không ít bất cập và hạn chế. Từ tiếp cận sử học, thông qua khảo cứu và phân tích tư liệu chính sử, cổ luật, bài viết này tập trung nghiên cứu tư tưởng và chính sách cai trị dân của các triều đại Lý-Trần và Lê sơ ở Việt Nam thế kỷ XI-XV. Nghiên cứu cho thấy, tuy cùng xuất phát từ tư tưởng trọng dân, nhưng với hai quan điểm chính trị và phương thức quản lý khác nhau đã dẫn tới những kết quả hoàn toàn trái ngược. Những kinh nghiệm và bài học lịch sử được rút ra sẽ có đóng góp nhất định cho thực tiễn ở nước ta hiện nay.
Từ khóa: Tư tưởng thân dân; chế độ quan liêu; thời Lý-Trần; thời Lê sơ.
Tài liệu trích dẫn
Đại Việt sử ký toàn thư. 1993a. (Sách dịch, tập 1). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Đại Việt sử ký toàn thư. 1993b. (Sách dịch, tập 2). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Đại Việt sử ký toàn thư. 1993c. (Sách dịch, tập 3). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Đào Trí Úc. 2007. Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Tư pháp.
桃木至朗. 2011.
『中世大越国家の成立と変容』(大阪大学出版会) [Momoki Shiro. 2011. Quá trình hình thành và biến đổi của nhà nước Đại Việt thời trung thế. Nhật Bản: Nhà xuất bản Đại học Osaka].
Nguyễn Phan Quang, Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa, Ngô Văn Lý, Nguyễn Thành Nam, Phạm Văn Cảnh. 1995. Mấy vấn đề về quản lý đất nước và củng cố pháp quyền trong lịch sử Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phạm Đức Anh. 2011. “Về tính chất tập quyền trong thiết chế chính trị triều Lý (1009-1225)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 10: 7-22.
Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa. 1995. Lịch sử các định chế chính trị và pháp quyền Việt Nam (Tập 1). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Pôliacốp A.B. 1996. Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XV (sách dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Quốc triều hình luật. 1991 (sách dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Pháp lý.
Taylor K.W. 1990. “Authority and Legitimacy in 11th Century Vietnam.” Bài in trong sách Southeast Asia in the 9th to14th Centuries, David Marr and A.C Milner (co-editor), Institute of Southeast Asia Studies, Singapore, p.139-176.
Viện Sử học. 1981. Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý-Trần. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Vũ Minh Giang. 2008. Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Vũ Minh Giang. 2009. Lịch sử Việt Nam truyền thống và hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.




Comments

Popular posts from this blog

Triết lý giáo dục khai phóng của Wilhelm Humboldt và giá trị gợi mở cho việc đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay