Từ văn học tiên phong đến điện ảnh vết thương: Trường hợp chuyển thể phim Sống


Từ văn học tiên phong đến điện ảnh vết thương:  Trường hợp chuyển thể phim Sống (Tr.161-173)
TS Nguyễn Thu Hiền

Tóm tắt: Năm 1992, tạp chí Thu hoạch kỳ 6 đăng tải tiểu thuyết Sống của nhà văn Dư Hoa. Năm 1993, đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể tác phẩm văn học này thành bộ phim điện ảnh cùng tên dài 133 phút. Năm 1994, bộ phim đạt ba giải thưởng tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 47: Giải thưởng lớn do Hội đồng giám khảo bình chọn, Giải thưởng dành cho Nam diễn viên chính xuất sắc với vai diễn Phúc Quý của Cát Ưu và Giải thưởng tinh thần nhân đạo.
Tiểu thuyết Sống viết về cuộc đời thăng trầm của nhân vật Phúc Quý trải dài qua hơn bốn thập kỷ với những biến cố trọng đại của lịch sử hiện đại Trung Quốc cùng những cái chết lần lượt của những người thân nhất trong gia đình ông. Tác phẩm nói về nhiều cái chết thương tâm để thể hiện một thái độ, một cái nhìn mang màu sắc của “chủ nghĩa tiên phong” về sự sống của nhà văn Dư Hoa. Khi chuyển thể thành phim điện ảnh, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã có những thay đổi nhất định trong nội dung cốt truyện, nhân vật, tình tiết so với tác phẩm văn học ban đầu. Những cải biên này đã khiến cho câu chuyện về cuộc đời nhân vật Phúc Quý không còn chỉ là số phận bi kịch của một cá nhân, mà trở thành ẩn dụ cho bi kịch lịch sử của một dân tộc.
Bài viết tìm hiểu và lý giải về trường hợp chuyển thể bộ phim Sống (To live) trong mối liên hệ với các trào lưu sáng tác văn học và nghệ thuật những năm 80, 90 tại Trung Quốc, từ đó thấy được dấu ấn thời đại và dấu ấn cá nhân của đạo diễn thể hiện trong quá trình sáng tạo nên tác phẩm điện ảnh này.
Từ khóa: Dư Hoa; Sống; chuyển thể; văn học tiên phong; điện ảnh vết thương.

Tài liệu trích dẫn
Dư Hoa, Vũ Công Hoan (dịch). 2002. Sống. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.
Dư Hoa, Nguyễn Nguyên Bình (dịch). 2004. Phải sống. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá thông tin.
柴焰、沈壮娟、刘佳:《经典电影赏析十五讲,东营:中国石油大学出版社,2011年。[Sài Diễm, Thẩm Tráng Quyên, Lưu Giai. 2011. Mười lăm bài giảng về đánh giá các tác phẩm điện ảnh kinh điển. Đông Doanh: Nhà xuất bản Đại học Dầu khí Trung Quốc].
思和:《中国当代文学史教程》,上海:复旦大学出版社,2005年。[Trần Tư Hòa. 2005a. Giáo trình lịch sử văn học đương đại Trung Quốc. Thượng Hải: Nhà xuất bản Đại học Phúc Đán].
思和:《秋里拾叶录》,济南东友谊出版2005年。 [Trần Tư Hòa. 2005b. Mùa thu nhặt lá. Tế Nam: Nhà xuất bản Hữu nghị Sơn Đông].
华:《活着》,武汉:长江文艺出版社1993年。[Dư Hoa. 1993. Sống, Vũ Hán: Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang].
:《余华研究资料》,济:东文艺出版社2006年。[Ngô Nghĩa Cần (chủ biên). 2006.Tư liệu nghiên cứu Dư Hoa. Tế Nam: Nhà xuất bản Văn nghệ Sơn Đông].


Comments

Popular posts from this blog

Triết lý giáo dục khai phóng của Wilhelm Humboldt và giá trị gợi mở cho việc đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay