Posts

NGHIÊN CỨU: Đổi mới văn hóa và mục tiêu xây dựng nền kinh tế văn hóa ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

Image
Đổi mới văn hóa và mục tiêu xây dựng nền kinh tế văn hóa  ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế Nguyễn Văn Kim (Tr 247-264)                                                                Tóm tắt: Trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay, di sản, giá trị văn hóa đã và đang trở thành nguồn tài nguyên quan trọng. Sức mạnh và tiềm năng văn hóa đang được phát huy và chuyển hóa thành “sức mạnh mềm” ( soft power ) nhằm củng cố tiềm lực của đất nước và góp phần nâng cao vị thế quốc gia. Qua 30 năm đổi mới, từ chỗ coi trọng, tập trung vào việc phát triển kinh tế, càng ngày người ta càng nhận thức rõ hơn vai trò, sứ mệnh của văn hóa. Văn hóa chính là nền tảng cốt yếu của ...

Triết lý giáo dục khai phóng của Wilhelm Humboldt và giá trị gợi mở cho việc đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Image
Triết lý giáo dục khai phóng của Wilhelm Humboldt và giá trị gợi mở cho việc đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Vũ Hảo (Tr 265-275) Tóm tắt: Hiện nay, có khá nhiều vấn đề bất cập trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học ở Việt Nam nói riêng. Một trong những nguyên nhân sâu xa của những vấn đề này là chúng ta chưa tìm được một triết lý giáo dục, đặc biệt là triết lý giáo dục đại học thực sự phù hợp với thời đại, với điều kiện kinh tế thị trường, với bối cảnh hội nhập quốc tế và với xu hướng phát triển kinh tế tri thức. Việc nghiên cứu học hỏi triết lý giáo dục và triết lý giáo dục đại học của các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới là hết sức quan trọng và cần thiết, bởi vì đây là nguồn tư liệu tham khảo quý báu và có giá trị gợi mở cho việc đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học ở các quốc gia đi sau như Việt Nam. Bài viết này tập trung phân tích khái quát triết lý giáo dục khai phóng của Wilhelm Humboldt, người đã đặt nề...

Những dị biệt ở trung tâm danh ngữ tiếng Việt cổ-cận đại so với hiện nay

Image
Những dị biệt ở trung tâm danh ngữ tiếng Việt cổ-cận đại  so với hiện nay Vũ Đức Nghiệu (Tr 276-291) Tóm tắt: Bài viết này nói về thành tố trung tâm của danh ngữ tiếng Việt và một số biến đổi của chúng từ thời tiếng Việt cổ cho đến nay. Ngữ liệu được khảo sát giúp chúng tôi đi tới một số kết luận như sau: 1- Cái gọi là loại từ trong tiếng Việt chính là các danh từ đơn vị. Chúng hoàn toàn có khả năng làm trung tâm danh ngữ. 2- Trong một số danh ngữ tiếng Việt cổ-cận đại, có hiện tượng danh từ khối không đếm được đã trực tiếp kết hợp với lượng từ ở phía trước, mà không có danh từ đơn vị ở vị trí trung tâm chính danh của danh ngữ (ví dụ: muôn [ngọn/cái …] đao , một [bài] thơ …). 3- Bên cạnh đó, cũng có hiện tượng danh từ khối không đếm được lại kết hợp với định ngữ trực chỉ để chỉ cá thể (người/vật). Ví dụ: [con] rắn ấy , [đám] khói ấy … 4- Trong các danh ngữ thời kỳ đó, khá phổ biến hiện tượng danh từ đơn vị cái kết hợp với danh từ chỉ động vật và danh từ đơn vị...

Nghệ thuật trào lộng trong tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên đường của Hồ Anh Thái

Image
Nghệ thuật trào lộng trong tiểu thuyết Những đứa con rải rác trên đường của Hồ Anh Thái Mai Trương Huy (Tr 292-301) Tóm tắt: Những đứa con rải rác trên đường có chiều kích không gian từ bên trời Tây với cuộc sống du học sinh, Việt kiều rồi từ miền rừng núi Trường Sơn trải dài trên từng cây số tới phố phường Hà Nội. Thời gian trải mấy chục năm từ chiến tranh sang hòa bình, thời cải tạo tư thương qua ngăn sông cấm chợ, thời bao cấp đến mở cửa kinh tế thị trường. Cùng với những số phận tha hương ở xứ người với nhiều trắc trở, có những kết cục khác nhau, có hậu hoặc không có hậu, Hồ Anh Thái khéo léo kết hợp đan xen giữa hiện thực và yếu tố huyền ảo, tạo nên một thế giới sinh động, nhiều sắc màu. Nghệ thuật trào lộng trong tác phẩm được thể hiện qua việc tạo dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu trào lộng. Từ khóa: Tiểu thuyết; nhân vật; nghịch dị; hài hước. Ngày nhận 15/10/2016; ngày chỉnh sửa 22/6/2017; ngày chấp nhận đăng 25/6/2017 Tài ...

Tôn giáo và biến đổi nhân khẩu học (Qua khảo cứu vấn đề di cư của người Mông ở Việt Nam)

Image
Tôn giáo và biến đổi nhân khẩu học (Qua khảo cứu vấn đề di cư của người Mông ở Việt Nam) Nguyễn Quang Hưng (Tr 302-313)                                                                                         Tóm tắt: Những nghiên cứu về di cư của người Mông ở Việt Nam cho đến nay thường nhấn mạnh trước hết xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế. Nhận định này có cơ sở nhất định: Người Mông thiên về làm nông nghiệp, năng suất và hiệu quả kinh tế không cao, dân số Mông thuộc một trong những tộc người có tỷ lệ tăng dân số cao nhất nước, trong khi đó đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp, cách thức canh tác làm cho đất bạc màu, v.v... Chính đói nghèo buộc người Mông phải di cư. Người Mông cũng là một trong những tác nhân chính trong các vụ chặt phá rừng. ...