Posts

Showing posts from March, 2017

LỜI GIỚI THIỆU

Image
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn trân trọng giới thiệu Tập 2, Số 6, số cuối cùng của năm 2016, với 07 bài nghiên cứu và 03 bài trao đổi thảo luận của 12 tác giả là các nhà khoa học trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội. Các bài viết trong số này tập trung các khía cạnh triết học, giáo dục, văn học, xã hội học, tâm lý học và quốc tế học. Nguyễn Kim Sơn qua khảo cứu “Tam giáo nhất nguyên thuyết”, bàn về sự kết hợp tư tưởng Tam giáo của Trịnh Tuệ. Qua phân tích, lược giải, tác giả đã chỉ ra đặc điểm của việc hội nhập Tam giáo thế kỷ XVIII nói riêng và của lịch sử Việt Nam nói chung. Từ cách tiếp cận giáo dục và xã hội học, Lê Ngọc Hùng trình bày một số khái niệm mới liên quan đến phát triển bao trùm, bền vững và giáo dục cho mọi người. Đây là nội dung chính trong quá trình tái cấu trúc các mô hình phát triển dựa trên giáo dục, từ chiều rộng dựa vào nguồn lực sang chiều sâu dựa vào hiệu quả. Cùng hướng tiếp cận giáo dục, từ góc độ giáo dục giá trị, Trương Quang Lâm bàn luận...

NGHIÊN CỨU: Cơ chế kết hợp tư tưởng Tam giáo của Trịnh Tuệ trong "Tam giáo nhất nguyên thuyết"

Image
Cơ chế kết hợp tư tưởng Tam giáo của Trịnh Tuệ  trong "Tam giáo nhất nguyên thuyết" Nguyễn Kim Sơn (Tr 621-635) Tóm tắt: Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo hợp nhất, Tam giáo hòa đồng và cùng ảnh hưởng là khung cảnh chung của lịch sử tư tưởng Việt Nam, đó là điều đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập và tán thành. Tuy nhiên Tam giáo đã hội nhập và hòa dòng cùng nhau như thế nào? Chúng kết hợp với nhau theo cơ chế nào? Việc kết hợp đó có gì khác nhau ở các giai đoạn lịch sử và ở từng chủ thể tư tưởng, ở những người đứng ra làm công việc hội nhập Tam giáo? Thế kỷ XVIII có xuất hiện tác phẩm Tam giáo nhất nguyên thuyết , của Trịnh Tuệ. Đây là tác phẩm thể hiện khá tiêu biểu phương thức kết hợp Tam giáo thời kỳ này. Tác giả bài viết thông qua việc phân tích cơ chế kết hợp tư tưởng Tam giáo của Trịnh Tuệ trên các phương diện động cơ, mục tiêu, chỗ dựa kinh điển, Tâm tính học… để chỉ ra đặc điểm của việc hội nhập tam giáo thế kỷ XVIII nói riêng và của lịch sử tư tưởng Việt N...

Phát triển bao trùm, bền vững và chính sách giáo dục bậc cao cho tất cả mọi người ở Việt Nam

Image
Phát triển bao trùm, bền vững và chính sách giáo dục bậc cao cho tất cả mọi người ở Việt Nam Lê Ngọc Hùng (Tr 636-645)   Tóm tắt: Việt Nam đang tái cấu trúc từ mô hình phát triển theo chiều rộng dựa vào nguồn lực sang mô hình phát triển theo chiều sâu dựa vào hiệu quả. Lý luận hiện đại về phát triển và các bằng chứng về đi học đúng tuổi và trình độ chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam cho thấy phát triển bao trùm, bền vững đòi hỏi phải thực hiện chính sách giáo dục bậc cao cho tất cả mọi người.  Từ khóa: Mô hình phát triển, phát triển chiều rộng, phát triển chiều sâu, hiệu quả, sáng tạo; phát triển bao trùm, bền vững; đi học học đúng tuổi, chuyên môn kỹ thuật, giáo dục bậc cao, chính sách.  Ngày nhận: 26/5/2016; ngày chỉnh sửa 01/7/2016; ngày chấp nhận đăng 30/8/2016  Tài liệu trích dẫn Amartya Sen. 2002. Phát triển là quyền tự do. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương . Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Tổng cục...