Posts

Showing posts from June, 2016

LỜI GIỚI THIỆU

Image
Trên tay quý độc giả là tập 2 số 3, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, với 07 bài nghiên cứu, 02 bài trao đổi thảo luận, 01 bài điểm sách và các thông tin khoa học, với sự tham gia của 12 tác giả. Các bài viết được lựa chọn trong ấn phẩm này tập trung vào các vấn đề nghiên cứu được tiếp cận từ góc độ lịch sử, quan hệ quốc tế, tâm lý học, tôn giáo và nhân học. Trong bài viết đầu tiên, Nguyễn Thái Yên Hương đi vào phân tích nguyên tắc 4P trong quan hệ Việt-Mỹ, qua đó mở ra những hàm ý sâu về cách thức hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ. Tác giả Phạm Đức Anh, trong bài viết tiếp theo có đề cập tư tưởng thân dân trong đường lối trị quốc của các nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý-Trần và Lê sơ, qua đó góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” hiện nay. Ở bài viết thứ ba, khi đề cập đến Châu bản Triều Nguyễn, Nguyễn Văn Hàm và Cam Anh Tuấn đã phác họa được bức tranh về tình hình khai thác tư liệu lịch sử này qua dữ liệu các công t...

NGHIÊN CỨU: Quan hệ Mỹ-Việt: Xét từ nguyên tắc bốn chữ “P” của học giả Mỹ

Image
Quan hệ Mỹ-Việt: Xét từ nguyên tắc bốn chữ “P” của học giả Mỹ (Tr 244-254) Nguyễn Thái Yên Hương Tóm tắt: Tác phẩm “ Chính sách đối ngoại Hoa kỳ-động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI” của Tác giả Bruce W.Jentleson đề cập tới lợi ích quốc gia của Mỹ dựa trên bốn chữ “P” với nội dung “Power, Peace, Prosperity and Principles”: Quyền lực, hòa bình, thịnh vượng và các nguyên tắc nhằm lý giải những thành công và thất bại trong việc triển khai chính sách đối ngoại Mỹ. Tác giả bài viết vận dụng nguyên tắc bốn chữ “P” để rút ra cơ sở định hình mối quan hệ Việt-Mỹ và từ đó tìm ra cơ sở thúc đẩy cặp quan hệ này trong tương lai. Bruce W.Jentleson áp dụng vì theo ông các trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế, các khái niệm cơ bản về hệ thống quốc tế có sự khác biệt và đây là mô hình được ông vận dụng vào chiến lược đối ngoại của Mỹ để phân tích cho cơ sở chính sách đối ngoại thời kỳ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vì theo ông đây là bốn nguyên tắc xác định lợi ích quốc gia của ...

Tư tưởng thân dân trong đường lối trị quốc của các nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý-Trần và Lê sơ (thế kỷ XI-XV)

Image
Tư tưởng thân dân trong đường lối trị quốc của các nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý-Trần và Lê sơ (thế kỷ XI-XV) (Tr 255-266) Phạm Đức Anh Tóm tắt: Thiết chế chính trị Việt Nam thời kỳ quân chủ không tồn tại chế độ dân chủ. Tuy nhiên, có một thực tế, các triều đại phong kiến ở nước ta đều coi trọng dân chúng, xây dựng bệ đỡ xã hội dựa trên sự đồng thuận và hậu thuẫn của người dân. Xét bản chất, đó chính là vì sự tồn vong của vương triều và chế độ. Tư tưởng “dĩ dân vi bản”, theo thời gian có thể thay đổi về nội dung hay hình thức biểu hiện, nhưng vẫn giữ nguyên giá trị. Ngày nay, “lấy dân làm gốc”, “phát huy quyền làm chủ của nhân dân” là một chủ trương đúng đắn, trở thành mục tiêu và động lực đổi mới của Nhà nước ta-Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình thực hiện cũng bộc lộ không ít bất cập và hạn chế. Từ tiếp cận sử học, thông qua khảo cứu và phân tích tư liệu chính sử, cổ luật, bài viết này tập trung nghiên cứu ...